Hậu quả của việc không tăng giá điện

22/01/2019 | 市場ニュース
Sau cuộc họp với một số bộ, ngành về xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2019 (trong đó có giá điện) ngày 13/11 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, trên công luận có những ý kiến bình luận, đánh giá khác nhau. Theo TS. Nguyễn Thành Sơn - Hội đồng Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, từ trước đến nay, các phương tiện thông tin đại chúng thường chỉ đề cập nhiều đến những hậu quả của việc "tăng giá điện", nhưng ít khi (gần như chưa bao giờ) đề cập đến hậu quả của việc "không tăng giá điện". Việc không tăng giá điện sẽ đồng nghĩa với việc không có tái sản xuất mở rộng của ngành năng điện (không có tích lũy để phát triển các dự án điện). Không có "tái sản xuất mở rộng" (theo nguyên lý kinh tế thị trường) thì việc "đi trước một bước" của ngành điện chỉ là khẩu hiệu vô nghĩa.

Dưới đây là phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam - TS. Nguyễn Thành Sơn:

Thứ nhất: Thực ra, Bộ Công Thương không biết cách trả lời/giải trình với dư luận về việc tăng giá điện. Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không còn được độc quyền 100% như trước đây. Tương lai, nếu Quy hoạch phát triển ngành Điện được triển khai đúng như Chính phủ phê duyệt, thì EVN với tư cách là một DN Nhà nước, sẽ chỉ có khoảng 20% trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của nền kinh tế. Trong khi đó,

Thứ hai: Mấy năm qua, nhất là năm 2016-2017, ở Việt Nam đã không xẩy ra thiếu điện vì "gặp may", do mưa nhiều, các nhà máy thủy điện đều phát điện tối đa. Các năm tới, nếu thời tiết diễn biến theo chu kỳ hình sin (từ nhiều mưa chuyển sang ít mưa), trong khi các dự án nguồn phát điện mới vẫn đồng loạt chậm tiến độ như hiện nay, thì việc thiếu điện ở Việt Nam sẽ xảy ra (không còn là "nguy cơ" nữa), sớm là vào năm 2019, muộn - năm 2020. Hơn thế nữa,

Thứ ba: Về mặt an ninh năng lượng, hiện Việt Nam đang ở trong tình trạng "họa vô đơn chí". Phía "cung" cấp điện yếu kém 1, thì phía nhu "cầu" sử dụng điện yếu kém 10. Năng lượng điện (và cả xăng, dầu) đang được sử dụng rất lãng phí ở Việt Nam. Bình quân trên thế giới, 1kWh điện người ta làm ra được 3,5U$ giá trị GDP. Còn ở Việt Nam, năm 2017 tiêu thụ hơn 185 tỷ kWh điện nhưng chỉ tạo ra được hơn 220 tỷ U$ GDP (1kWh điện chỉ làm ra được 1,2 U$ GDP).

Nói cách khác, tiêu dùng điện ở Việt Nam đang lãng phí gấp 3 lần so với mức bình quân của thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do,

Thứ tư: Giá bán điện ở Việt Nam quá thấp. Theo số liệu của WB, nếu so sánh theo mức thu nhập bình quân đầu người trong khu vực: GDP (danh nghĩa) tính trên đầu người của Việt Nam chỉ cao hơn Lào và Campuchia, còn giá điện bán lẻ (U$cents/kWh) của Việt Nam vẫn lần lượt thấp hơn so với của: Lào, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Hongkong, Singapore, Phillipines. Đây chính là "gót chân Asin" của mọi Tổng sơ đồ/Quy hoạch phát triển ngành điện của Việt Nam. Để xử lý vấn đề này,

Thứ năm: Chính phủ (với chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế) sẽ phải điều tiết thị trường điện (giống như điều tiết thị trường vốn, thị trường tiền tệ, hay thị trường lao động, v.v...). THEO QUI LUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG là bằng cách tăng giá điện bán lẻ.

Liên quan đến dư luận (hay vấn đề truyền thông): Từ trước đến nay, các phương tiện thông tin đại chúng thường chỉ đề cập nhiều đến những hậu quả của việc TĂNG GIÁ ĐIỆN, nhưng ít khi (gần như chưa bao giờ) đề cập đến hậu quả của việc KHÔNG TĂNG GIÁ ĐIỆN. Một nửa sự thật thì không phải là sự thật. Ở Việt Nam, hậu quả cụ thể của việc KHÔNG TĂNG GIÁ ĐIỆN như sau:

1/ An ninh năng lượng của Việt Nam sẽ không được đảm bảo: Mức tiêu hao (nhu cầu) năng lượng (trong đó có điện năng) cao hơn mức bình quân của thế giới tới 3 lần, trong khi tiềm lực để phát triển nguồn (cung cấp) điện của Việt Nam rất hạn chế. Cân bằng cung - cầu về điện sẽ ngày càng bị mất cân đối. Khi việc mất cân đối cung - cầu về điện đạt mức trầm trọng, sẽ dẫn đến khủng hoảng thiếu về năng lượng, và an ninh năng lượng của quốc gia sẽ bị đe dọa. Ngoài ra,

2/ Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, nếu phụ thuộc quá nhiều vào mức tiêu hao năng lượng (ngày càng cao trong giá trị sản phẩm làm ra), sẽ ngày càng bị suy giảm. Các sản phẩm "made in Việt Nam" sẽ không có thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, độ mở của nền kinh tế đang rất lớn (phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu). Hậu quả vĩ mô là nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng bị tụt hậu. Bên cạnh đó,

3/ Vấn đề gây ô nhiễm môi trường của các dự án nhiệt điện chạy than sẽ không có "cửa" để giải quyết. Bản thân các nhà máy nhiệt điện chạy than đang có chi phí đầu vào (giá thành phát điện) cao hơn đầu ra (giá bán điện), sẽ không có đủ kinh phí để xử lý vấn đề phát thải.

4/ Các dự án năng lượng sạch và tái tạo (như phong điện, quang điện) càng không thể thay thế được nhiệt điện truyền thống (chạy nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm và không tái tạo) vì giá thành phong điện và quang điện cũng đang cao hơn giá điện bán lẻ.

5/ Vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ lâm vào bế tắc. Hiện tại, để tăng 1% GDP, đòi hỏi Việt Nam phải tăng 1,2÷1,5% sản lượng cung cấp điện. Tức là, ngành điện phải được phát triển nhanh hơn so với các ngành kinh tế khác.

Giả sử, Việt Nam "chấp nhận đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế" thì việc KHÔNG TĂNG GIÁ ĐIỆN sẽ đồng nghĩa với việc KHÔNG CÓ TÁI SẢN XUẤT MỞ RỘNG của ngành năng điện (không có tích lũy để phát triển các dự án điện, kể cả nhiệt điện chạy than rẻ tiền). Không có "tái sản xuất mở rộng" (theo nguyên lý kinh tế thị trường) thì việc "đi trước một bước" của ngành điện chỉ là khẩu hiệu vô nghĩa.

Source: TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Older articles

Dịp đầu năm 2019 sẽ không tăng giá điện

Dịp đầu năm 2019 sẽ không tăng giá điện

Chiều 18/1/2019, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, trả lời báo chí về...

Giá trần thị trường điện năm 2018 là 1.280 đồng/kWh

Giá trần thị trường điện năm 2018 là 1.280 đồng/kWh

Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, năm 2018, có thêm 9 nhà...

Thị trường bán buôn điện: Người sử dụng và cung cấp đều hưởng lợi

Thị trường bán buôn điện: Người sử dụng và cung cấp đều hưởng lợi

Theo đúng lộ trình, thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (Vietnam...

Dự kiến sẽ có thêm 10 nhà máy điện tham gia thị trường điện năm 2019

Dự kiến sẽ có thêm 10 nhà máy điện tham gia thị trường điện năm 2019

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) vừa ban hành Quyết định số 108/QĐ-ĐTĐL...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây